Một giáo sư đang giảng về “tiểu thuyết” ở một lớp học của các nhà văn trẻ, giáo sư bỗng dừng lại hỏi các học viên:
- Ngược lại với yêu là gì?
- Ngược lại với yêu là gì?
Cả lớp đồng thanh đáp :
- Ghét ạ!
- Ghét ạ!
Giáo sư đi đi, lại lại, trầm ngâm, ông bỏ xấp giấy đang cầm trên tay xuống bàn và nói:
- Thế này nhé: Ví như anh đang yêu một cố gái, sau đó chia tay! 50 năm sau anh 70 tuổi, tình cờ gặp lại người cũ trong một chiều đi dạo. Lúc đó bà nọ chằm chằm nhìn anh và nói: “Ông A ơi, tôi ghét ông!”. Nếu tình tiết xảy ra đúng như vậy, anh phải mừng cho bản thân mình!
- Thế này nhé: Ví như anh đang yêu một cố gái, sau đó chia tay! 50 năm sau anh 70 tuổi, tình cờ gặp lại người cũ trong một chiều đi dạo. Lúc đó bà nọ chằm chằm nhìn anh và nói: “Ông A ơi, tôi ghét ông!”. Nếu tình tiết xảy ra đúng như vậy, anh phải mừng cho bản thân mình!
- Vì anh là người may mắn mới có người ghét anh hàng nửa thế kỷ.
- Có gì mà may mắn,… phi lý!
- Bình tĩnh, bình tĩnh, anh nghĩ kỹ xem, ghét cũng cuốn hút tình cảm như yêu như thương, tức là tình cảm của ai đó vẫn nghĩ về anh. Có người ghét anh 50 năm, tức là vẫn nghĩ về anh 50 năm, thật là hiếm có đấy! Anh may mắn không nào?
Điều đáng sợ là khi anh gặp lại người cũ, anh hỏi:
“Bà B ơi có nhớ tôi không?”.
Người nọ đứng đực ra nhìn anh và nói:
“Thưa ông, tôi nom ông hơi quen quen, ông là ai?”.
“Bà B ơi có nhớ tôi không?”.
Người nọ đứng đực ra nhìn anh và nói:
“Thưa ông, tôi nom ông hơi quen quen, ông là ai?”.
Cả lớp cười ồ lên, câu chuyện tưởng tượng này quả là thú vị pha thêm chút ngượng ngùng…
Giáo sư khẳng định:
“Ngược lại với yêu đâu phải là ghét!”.
“Ngược lại với yêu đâu phải là ghét!”.
Cả lớp đồng ý với giáo sư:
“Ngược lại với yêu là lãng quên!”
“Ngược lại với yêu là lãng quên!”
Nguồn:Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét